Dịch vụ
Tổ chức lễ truy điệu liệt sỹ
Ngày đăng: 25/01/2018 | Lượt xem: 2770
Đây là việc của Ban Lễ tang thay mặt Đoàn thể, chính quyền hoặc cơ quan đơn vị…làm sau lễ Khiển điện của gia đình. Bà con trong cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị… và bạn bè thân hữu tập trung trước bàn thờ vong.
Làm lễ truy điệu
Đây là việc của Ban Lễ tang thay mặt Đoàn thể, chính quyền hoặc cơ quan đơn vị…làm sau lễ Khiển điện của gia đình. Bà con trong cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị… và bạn bè thân hữu tập trung trước bàn thờ vong.
Đại diện Ban Lễ tang lên tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và mời Trưởng ban Lễ tang lên làm chủ lễ.
Di quan
Trước khi di quan, đại diện gia đình nói lời cảm ơn và xin được lượng thứ, có điều gì khiếm khuyết trong lúc tang gia bối rối.
Bà con trong nội tộc và bạn bè… cùng nâng quan tài bằng tay hoặc đặt trên vai, dưới sự chỉ huy của một người cầm hai thanh tre (phách) gõ hiệu lệnh. Yêu cầu làm sao cho quan tài luôn thăng bằng, đến mức chén rượu để trên nắp quan tài không sánh ra giọt nào. Khi di quan phải thật sự chậm rãi, từ từ từng nửa bước chân một. Vừa thể hiện nỗi đau tiễn biệt muốn níu kéo lại, cũng là vừa đảm bảo cho quan tài luôn được thăng bằng, để người ra đi trong giấc ngủ yên lành!
Sau cùng là đoàn người đi đưa ma… Người chết là phật tử còn có đoàn đội cầu. Cầu là một băng vải mầu, dài trên 10 mét, hai diềm may vải mầu khác loại. Các già đi dưới cầu, tay lần tràng hạt, miệng đọc kinh, cầu cho người ra đi chóng được an nhiên siêu thoát.
Trưởng nam thì phải cha đưa mẹ đón. Trong trường hợp này Tang cha, con trai phải đi chân đất, chống gậy tre đi sau quan tài, gọi là “đưa”. Con gái và nàng dâu khi đến cầu và ngã ba phải nằm xuống đất cho người ta khiêng quan tài qua, gọi là “lăn đường”. Đây là một hủ tục xét ra không cần thiết. Bây giờ không ai làm nữa. Hiếu tại tâm mới là chí hiếu. Ở vùng quê ngày trước, một đám tang từ nhà ra nghĩa địa khoảng một cây số, nhưng phải đi mất một buổi mới tới nơi hạ huyệt . Bởi vậy trên đường đi phải có nhiều trạm nghỉ.
Hạ huyệt
Đến nơi hạ huyệt, đặt hai đòn tre ngang qua huyệt. Di quan tài đặt trên hai đòn tre. Lồng hai giây chão chắc chắn dưới quan tài, dùng khi hạ quan tài cho thuận tiện.
Sau khi ổn định các thứ mang theo, mọi người đứng xung quanh. Bắt đầu hành lễ. Trước hết là Lễ cáo Thổ thần xin cho người chết được nhập mộ. Tiếp theo là lễ vĩnh biệt lần cuối, xưa gọi là lễ “Thành phần – đắp mộ”. Trong Lễ Thành phần cũng đủ các bước do thầy cúng điều khiển.
Xong Lễ hạ quan tài, chỉnh hướng cho phù hợp hướng của năm. Trải tấm minh tinh lên nắp quan tài. Con cháu lui ra, vì không ai nỡ chôn người thân. Bạn bè thân hữu bỏ nắm đất vĩnh biệt. Người ngoài hoặc ban quản trang làm công việc chôn và đắp mộ. Có nơi lát một lớp cỏ che kín mộ. Chôn bia tạm, để bát cơm cúng, chén rượu trên mộ, thắp hương trước bia và trên mộ, xếp vòng hoa tang chung quanh.
Mọi người đi một vòng quanh mộ, tiễn biệt lần cuối người ra đi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nếu có nhà táng giấy, đốt luôn cùng với những thứ đồ dùng của người chết thấy cần thiết phải đốt
Tin nổi bật
-
-
PHONG TỤC TANG CHẾ "TRÍCH SÁCH THỌ MAI GIA LỄ"
Ngày 25/01/2018
-
-
Những dấu hiệu nhận biết khi người thân sắp qua đời
Ngày 04/12/2017
-
-
Công việc chuẩn bị khi có người thân sắp qua đời
Ngày 04/12/2017